Tam đa Phúc Lộc Thọ: Bùa hộ mệnh cho gia đình và sự nghiệp
Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Bạn đã biết hết về ý nghĩa sâu sắc của bộ tượng này chưa? Làm thế nào để tận dụng tối đa năng lượng tích cực mà tượng Tam Đa mang lại? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá mọi điều thú vị về tượng tam đa Phúc Lộc Thọ, từ lịch sử hình thành, ý nghĩa phong thủy, cho đến cách chọn mua và bài trí tượng trong nhà để mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe.
Tam đa Phúc Lộc Thọ là ai
Bộ tượng tam đa Phúc Lộc Thọ bắt nguồn từ mong muốn một cuộc sống sung túc, viên mãn của con người từ xưa đến nay. Họ đại diện cho những ước mơ cơ bản, rất đời: được nhiều may mắn (đa phúc), được nhiều tiền tài (đa lộc), được sống lâu (đa thọ). Về nguồn gốc, có nhiều thuyết kể về xuất thân của ba vị thần này.
Một thuyết cho rằng cả ba nguyên là ba vị thần tiên trong Đạo giáo sau đó phổ biến ra dân chúng.
- Ông Phúc: là thần Tử vi đại đế, quản lĩnh phúc khí, ban phúc cho mọi người.
- Ông Lộc: là thần Văn xương đế quân, quản lĩnh việc học hành thi cử, đỗ đạt, danh vọng và lợi lộc, rất được giới nho sĩ tôn sùng.
- Ông Thọ: là Nam Cực Tiên Ông, vị tiên của sự trường thọ.
Một thuyết khác lại cho rằng là ba vị quan có thật ở các triều đại khác nhau trong lịch sử Trung Quốc, sau khi chết đi lần lượt mỗi vị đều được phong làm thần.
- Ông Phúc: tức Quách Tử Nghi, làm đến chức thừa tướng nhà Đường, đường công danh và con cháu đều hơn người, khi chết đi đã có cháu 5 đời – chít nội.
- Ông Lộc: có nhiều tranh cãi về nhân vật này, có người cho rằng đây là Đậu Từ Quân thời Tấn, người khác thì giải thích là đại thần Phạm Trọng Yêm thời Tống hoặc một vị quan nước Thục thời Tam Quốc.
- Ông Thọ: tức Đông Phương Sóc, làm quan nhà Tây Hán, có sự tích từng lên thiên đình ăn trộm đào tiên trường thọ.
Lại có thuyết cho rằng cả ba đơn giản chỉ là nhân cách hoá từ câu chúc đa phúc – đa lộc – đa thọ mà ra.
Tác dụng phong thuỷ của bộ tượng tam đa Phúc Lộc Thọ
Bộ tượng tam đa Phúc Lộc Thọ được xem là một vật phẩm phong thủy mang lại nhiều năng lượng tích cực.
- Bảo vệ gia đình: Bộ tượng được coi như một lá bùa hộ mệnh, là gia thần của ngôi nhà, giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xui xẻo, tà khí.
- Đem lại may mắn: Ông Phúc chuyên quản lý phúc phận con người, có khả năng đem lại may mắn, hanh thông cho gia chủ.
- Con cháu đầy đàn: Ông Phúc thường bế trên tay một đứa trẻ, đại diện cho việc đường con cháu đầy đủ, gia đình quây quần mang lại sự hòa thuận, ấm cúng.
- Thu hút tiền tài: Ông Lộc là thần tài cai quản tiền bạc, chuyên ban phát vàng bạc, của cải.
- Công danh tấn tới: Trang phục cả ông Lộc là áo quan, đầu đội mũ cánh chuồn, ngụ ý ngoài lợi lộc ông còn quản lý cả việc công danh sự nghiệp, thi cử đỗ đạt.
- Tăng cường sức khỏe: Ông Thọ thường cầm trên tay một quả đào lớn, đây là loại quả gắn với các câu chuyện thần tiên, ai ăn vào sẽ được thân thể tráng kiện, trẻ lâu.
- Đời sống dài lâu: Năng lực ông Thọ là nắm giữ số mệnh dài ngắn, giúp cho gia chủ sống lâu để hưởng thụ những điều tốt đẹp.
- Biểu tượng cho một cuộc sống viên mãn: Tam đa đại diện cho ba khát vọng lớn nhất của con người: hạnh phúc, giàu sang và trường thọ. Việc sở hữu bộ tượng tam đa Phúc Lộc Thọ như một lời cầu mong về một cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ.
Cách chọn tượng tam đa Phúc Lộc Thọ phù hợp
Chọn tượng Tam đa Phúc Lộc Thọ không chỉ đơn thuần là chọn một món đồ trang trí mà còn là việc lựa chọn một biểu tượng mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Để chọn được một bức tượng ưng ý, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
- Chất liệu:
- Gỗ: Tượng gỗ thường mang vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng và được nhiều người ưa chuộng. Gỗ hương, gỗ sưa, gỗ mít là những loại gỗ thường được sử dụng để làm tượng Tam đa.
- Đá: Tượng đá có vẻ đẹp sang trọng, bền vững và mang lại cảm giác chắc chắn. Các loại đá thường được sử dụng như: đá cẩm thạch, đá onyx, đá thạch anh.
- Đồng: Tượng đồng có độ bền cao, màu sắc sang trọng và có khả năng chống lại sự oxi hóa.
- Sứ: Tượng sứ có vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng và đa dạng về màu sắc, họa tiết.
- Kích thước:
- Phù hợp với không gian: Kích thước của tượng nên phù hợp với không gian đặt.
- Phù hợp với vật phẩm phong thuỷ: Nếu bạn muốn kết hợp bộ tượng tam đa Phúc Lộc Thọ với các vật phẩm phong thuỷ khác, đơn cử như trên bàn thờ thì không nên chọn tượng quá lớn hoặc quá nhỏ so với đồ vật xung quanh.
- Kiểu dáng:
- Truyền thống: Tượng Tam đa truyền thống thường có kiểu dáng đơn giản, thể hiện nét đẹp cổ điển.
- Hiện đại: Tượng Tam đa hiện đại có kiểu dáng cách điệu, phù hợp với không gian sống hiện đại.
Phân biệt từng tượng tam đa Phúc Lộc Thọ
Mặc dù ba vị thần này cùng có đặc điểm chung là nam giới lớn tuổi và đều mặc trang phục thời cổ, nhưng mỗi vị thần đều có những đặc điểm riêng biệt. Theo sự phát triển của thời đại, hình dáng của bộ ba ngày càng đa dạng và được mô tả theo nhiều phong cách khác nhau từ chi tiết cầu kì đến giản lược đơn giản. Việc chỉ ra đâu là vị nào có thể làm nhiều người bối rối dẫn đến chọn sai hoặc đặt thiếu/thừa tượng. Hãy bỏ túi ngay những chi tiết sau để không còn nhầm lẫn.
- Ông Phúc: Tượng ông Phúc thường mô tả hình tượng ông già đang bế đứa bé trên tay, đây là điểm đặc trưng nhất do ông cai quản phúc phận, bao gồm cả việc con đàn cháu đống. Trong trường hợp cả ba đều có đứa bé bên cạnh thì ông Phúc sẽ cầm cuộn giấy.
- Ông Lộc: Tượng ông Lộc đôi khi nhìn khá giống tượng ông Phúc do đều có râu đen và đội mũ nhưng vẫn có khác biệt nhất định. Mũ của ông Lộc sẽ trông sang trọng hơn và luôn luôn có cánh chuồn ở hai bên. Ông Lộc thường mặc áo màu xanh lục do lục đọc gần giống với lộc. Ngoài ra ông Lộc thường cầm trên tay một hoặc cả hai thứ sau: gậy như ý và thỏi vàng.
- Ông Thọ: Tượng ông Thọ nổi bật với cái đầu hói, trán dồ cao cùng bộ râu dài và rậm, đặc trưng cho những người sống lâu. Ông Thọ cũng là vị duy nhất chống gậy. Vật cầm trên tay là một quả đào tiên.
- Về thứ tự đặt: Thông thường ông Lộc sẽ đươc đặt ở giữa, bên tay phải là tượng ông Phúc, bên tay trái là tượng ông Thọ ứng với thứ tự Phúc – Lộc – Thọ.
Hướng dẫn đặt tượng tam đa Phúc Lộc Thọ trong nhà
Cũng giống như các loại tượng Phật hay tượng phong thuỷ khác, khi đặt tượng tam đa Phúc Lộc Thọ trong nhà cũng không thể đặt tuỳ tiện mà cần làm theo một số quy tắc sau:
- Đặt ở hai bên cửa chính: Nên đặt tượng tam đa lệch về hai bên cửa chính đi vào nhà, tốt nhất là quay vào bức tường đối diện.
- Đặt tượng tại gian chính: Nên đặt tượng tại chính sảnh hoặc phòng khách, nơi tập trung năng lượng tích cực.
- Đặt tượng hướng vào trong nhà: Nên đặt bộ tượng quay vào trong nhà, ngụ ý đem phúc vận tiền tài vào trong nhà. Việc đặt tượng đối diện cửa giống như việc bạn muốn mời thần đi ra khỏi nhà.
- Đặt tượng trong phòng làm việc: Ngoài tiền bạc, ông Lộc còn cai quản cả công danh và ông Phúc thì nắm giữ vận may nên đặt tượng tam đa trong phòng làm việc sẽ giúp cho việc thi cử được thành công, sự nghiệp phát triển.
Chọn vị trí đặt tượng Tam đa Phúc Lộc Thọ theo ngành nghề
Việc lựa chọn vị trí đặt tượng tam đa Phúc Lộc Thọ không chỉ đơn thuần là trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp mang lại may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng cho từng ngành nghề. Dưới đây là gợi ý chi tiết cho từng nhóm ngành:
- Nhóm ngành liên quan đến dịch vụ, tiếp xúc nhiều người: Khách sạn, lưu trú, ẩm thực, spa, làm đẹp, tổ chức sự kiện, du lịch, giải trí, biểu diễn, dịch vụ và tư vấn:
- Vị trí lý tưởng: Sảnh, quầy lễ tân, phòng khách, khu vực tiếp khách.
- Ý nghĩa: Tượng Phúc Lộc Thọ giúp thu hút khách hàng, tạo ấn tượng tốt, mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời cũng mang lại tài lộc cho doanh nghiệp.
- Nhóm ngành liên quan đến tài chính, đầu tư: Ngân hàng, tài chính chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, kinh doanh trực tuyến:
- Vị trí lý tưởng: Phòng làm việc, phòng họp, quầy giao dịch.
- Ý nghĩa: Tượng Tam đa, đặc biệt là ông Lộc, sẽ giúp thu hút tài lộc, mở rộng mối quan hệ kinh doanh, mang lại sự thịnh vượng.
- Nhóm ngành liên quan đến sáng tạo, tư duy: Công nghệ thông tin, nghệ thuật, thiết kế:
- Vị trí lý tưởng: Góc làm việc, bàn làm việc, không gian sáng tạo.
- Ý nghĩa: Tượng Tam đa, đặc biệt là ông Phúc, sẽ mang đến cảm hứng sáng tạo, giúp công việc thuận lợi, thành công.
- Nhóm ngành liên quan đến sức khỏe, chăm sóc: Y tế, sức khỏe, làm đẹp, spa:
- Vị trí lý tưởng: Phòng khám, phòng điều trị, khu vực tiếp khách.
- Ý nghĩa: Tượng Tam đa, đặc biệt là ông Thọ, sẽ mang lại sự bình an, sức khỏe, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và tin tưởng.
- Nhóm ngành khác: Vận tải, giáo dục đào tạo, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng và thiết kế, thể thao, luật và tòa án:
- Vị trí lý tưởng: Phòng làm việc, phòng họp, sảnh chính, trước tay lái ô tô.
- Ý nghĩa: Tượng tam đa Phúc Lộc Thọ mang lại sự may mắn, thuận lợi trong công việc, giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Những kiêng kỵ khi sử dụng tượng tam đa Phúc Lộc Thọ
- Không đặt bộ tượng thiếu: Nên đặt một bộ đủ ba tượng liền kề nhau, không được tách ra và không được thiếu tượng nào để mong ước được viên mãn, đầy đủ.
- Không đặt tượng tại nơi nhiều uế khi: Phòng ngủ, nơi nấu ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh thường được coi là không thanh sạch, thiếu trang nghiêm. Cần tránh đặt tượng tam đa Phúc Lộc Thọ ở những nơi này, rất thiếu tôn trọng.
- Không đặt tượng quá thấp: cả ba vị Phúc Lộc Thọ đều là thần tiên. Do đó, nếu bạn đặt tượng trong nhà ở hay gian thờ, nên đặt tượng ở ngang hoặc cao hơn tầm ngực, không cúi xuống nhìn khi gặp thần để tránh xúc phạm.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Cần định kỳ lau chùi để giữ tượng và nơi đặt được gọn gàng, sạch đẹp. Không để tượng bị ô uế, bụi bặm sẽ che lấp năng lượng tích cực.
Có nên tặng tượng tam đa Phúc Lộc Thọ không
Tặng tượng tam đa Phúc Lộc Thọ là một món quà ý nghĩa, thể hiện lời chúc phúc tốt đẹp. Việc tặng tượng tam đa cho người khác thường mang ý nghĩa:
- Chúc phúc: Tặng tượng tam đa giống như gửi gắm lời chúc phúc về sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc đến người nhận.
- May mắn: Tượng tam đa Phúc Lộc Thọ được xem là biểu tượng của may mắn, vì vậy việc tặng tượng cũng đồng nghĩa với việc mang đến những điều tốt lành cho người nhận.
- Quan hệ tốt đẹp: Tặng tượng tam đa thể hiện sự quan tâm, trân trọng và mong muốn mối quan hệ giữa hai người trở nên tốt đẹp hơn.
Tại sao lại có thứ tự Phúc Lộc Thọ
Điều này xuất phát từ khái niệm Ngũ Phúc (năm điều tốt lành trong cuộc đời). Năm điều này bao gồm: Quý – tức được quý hiển, có danh vọng; Phú – tức được giàu sang, sung túc; Thọ – tức được sống lâu; Khang – tức được khoẻ mạnh, không bệnh tật; Thiện Chung – tức được ra đi thanh thản, chết mãn nguyện.
Quan niệm nhân sinh truyền thống người Á Đông cho rằng có phúc, có lộc, có thọ đều thuộc vào biểu trưng của có phúc và là mục đích hướng đến của con người để cuộc sống hướng thiện và tốt lành hơn. Các biểu hiện của quan niệm về phúc thực tế đa dạng hơn là chỉ gói gọn trong việc gặp vận may, mà gần như bao trùm tất cả những gì tốt đẹp.
Có lộc là nhờ phúc mà có thọ cũng do phúc, theo thời gian, các khái niệm này dần tách riêng ra để thể hiện rõ ước muốn hơn mà thôi.
Kết luận
Bộ tượng tam đa Phúc Lộc Thọ không chỉ là một vật trang trí mà còn là biểu tượng của những ước mong tốt đẹp. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách sử dụng tượng tam đa Phúc Lộc Thọ một cách hiệu quả để mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình.
Xem thêm: Top 20 vật phẩm phong thủy được ưa chuộng:
- Tỳ Hưu
- Tứ Long Trấn
- Tượng Phật Di Lặc
- Thiềm Thừ
- Thuyền buồm phong thủy
- Tượng tuấn mã
- Tượng tam đa Phúc – Lộc – Thọ
- Trụ thạch anh
- Tháp Văn Xương
- Bát tụ bảo
- Dây hoa mai
- Túi tiền Kim Bảo
- Lục bình phong thủy
- Tranh sơn thủy
- Gậy như ý
- Vật phẩm phong thủy Kỳ Lân
- Tranh Cá Chép
- Cây phong thủy
- Mặt đồng điếu
- Tượng bắp cải phong thủy